• Hotline: 0903042747
  • sales@betatechco.com

     ĐỊA CHỈ: Số nhà 17, Đường số 12, Khu dân cư Cityland, Phường 10, Quận Gò Vấp, TP. Hồ Chí Minh (Xem bản đồ)
  SỐ ĐIỆN THOẠI: 0903.042.747 (Liên hệ: 24/7) – 0286.2727.095 (Giờ làm việc: 8:00-17:30)

Các Phương Pháp Đo Tỷ Trọng Khối Phân Loại Và Ứng Dụng

Các Phương Pháp Đo Tỷ Trọng Khối Phân Loại Và Ứng Dụng

Tỷ trọng hay còn gọi là tỉ khối, là một thuật ngữ để chỉ tỷ số giữa khối lượng riêng của một chất và khối lượng riêng của một chất khác trong các điều kiện xác định. Việc xác định tỷ trọng của một chất, sẽ so sánh khối lượng riêng chất đó với khối lượng riêng của nước cấp. Ngoài ra tỷ trọng còn được biểu diễn ở dạng hệ số và được xác định theo các tiêu chuẩn:

Các-Phương-Pháp-Đo-Tỷ-Trọng-Khối-Phân-Loại-Và-Ứng-Dụng

  • ASTM: tỷ trọng được xác định ở 60 °F tức ở 15.6 °C
  • TCVN: tỷ trọng được xác định ở 15 °C

Công thức tính tỷ trọng:

RD = ρ chất/ρ nước

Chú thích:

  • RD: tỷ trọng
  • ρ chất: khối lượng riêng của chất muốn xác định
  • ρ nước:  khối lượng riêng của chất chuẩn (chất đối chứng)

Phân loại các dạng tỷ trọng

Có 2 loại tỷ trọng phổ biến là tỷ trọng tương đối và tỷ trọng biểu kiến và tỷ trọng khối tương đối.

  • Tỷ trọng tương đối: là tỷ số giữa khối lượng của một thể tích của chất đó, và khối lượng của cùng thể tích nước cất, tất cả đều cân ở 20 °C.
  • Tỷ trọng biểu kiến: ứng dụng cho chuyên luận etanol, ethanol 96 % và loãng hơn…, là khối lượng cân trong không khí của một đơn vị thể tích chất lỏng. Tỷ trọng biểu kiến được biểu thị bằng đơn vị kg/m³. Công thức = 997.2 X  Tỷ trọng tương đối của chất thử tại đó 997.2 là khối lượng cân trong không khí của 1 m³ nước, tính bằng kg.

Cách thức đo tỷ trọng

Tùy vào các yêu cầu về độ chính xác, điều kiện thí nghiệm… mà người sử dụng có thể lựa chọn cho mình được phương pháp đo tỷ trọng phù hợp nhất. Các phương pháp đo tỷ trọng phổ biến hiện nay bao gồm:

Phương pháp đo bằng bình tỷ trọng

Với chất liệu là thủy tinh borosilicate, đây là phương pháp khá tối ưu với độ bền cao, chống và chịu được hóa chất, dung dịch. Thường được sử dụng để đo tỷ trọng nhằm xác định trọng lượng riêng của chất lỏng. Các thông số và ký hiệu in trên bình đo tỷ trọng thường được in với màu mực chất lượng, đảm bảo luôn bền màu ở nhiệt độ cao hoặc trong môi trường xấu.

Các bước tiến hành

  • Bước 1: kiểm tra cân tỷ trọng, sạch và khô được (P)
  • Bước 2: Cho nước cất vào đầy tỷ trọng kế (chú ý không để sót không khí trong tỷ trọng kế)
  • Bước 3: Cân tỷ trọng kế chứa nước (P2)
  • Bước 4: Đổ nước ra, tráng lại bằng chất lỏng định đo. Cho chất lỏng vào đầy tỷ trọng kế (chú ý không để sót không khí trong tỷ trọng kế)
  • Bước 5: Sau đó cân tỷ trọng kế có chứa chất lỏng cần nghiên cứu (P1)
  • Bước 6: Tính tỷ trọng của chất cần biết sẽ là (P1 – P) chia cho (P2 – P)

Một số lưu ý:

  • Đảm bảo rửa thật sạch tỷ trọng kế, tráng rượu hoặc ete, rồi làm khô trước khi sử dụng
  • Nên sử dụng loại cân có khả năng cân từ 0.0001 g để cân tỷ khối kế và cân theo đúng quy tắc cân
  • Phương pháp này chỉ thuận lợi khi xác định tỷ khối của các chất lỏng có độ nhớt thấp

Xác định tỷ trọng bằng kít test

Kit đo tỷ trọng thường dùng nhằm xác định tỷ trọng vật liệu rắn và xốp, Vật mẫu sẽ được cân lên trong không khí và có trọng lượng M1, tiếp đó mẫu sẽ được cân trong môi trường dung môi (nước, etanol,..) bằng lực đẩy acsimet sẽ cho ra một khối lượng M2. Độ chênh lệch của M1,M2 sẽ được chia cho thể tích chất lỏng để ra tỷ trọng mẫu.

Ưu điểm phương pháp dễ thực hiện kết quả chính xác, nhưng chi phí khá cao và tốn vật mẫu khá nhiều theo đó là nhiệt kế dài gây vướng víu khi tiến hành.

Phương pháp thực hiện

  • Bước 1: Mở nắp van của bình ắc quy cần đo
  • Bước 2: Đưa tỷ trọng kế vào trong bình thông qua vị trí nắp van. Sử dụng nút hút của tỷ trọng kế để hút dung dịch điện phân vào bên trong tỷ trọng kế
  • Bước 3: Xem kết quả nồng độ dung dịch điện phân trên vạch chia độ của tỷ trọng kế. Tùy vào nồng độ của dung dịch mà đối trọng của thanh chia vạch sẽ chìm sâu ở mức tương ứng và kết quả nồng độ dung dịch được đọc tại vị trí bề mặt của dung dịch cắt thanh chia vạch.

Sử dụng thiết bị đo tỷ trọng dành cho phòng thí nghiệm

Thiết bị có độ chính xác lên đến 0.1g. Nó cho phép để xác định rõ ràng tỉ trọng, nghĩa là khối lượng trên một đơn vị thể tích của vật liệu rời (bột hoặc hạt) có thể được đổ từ phễu.

ty-trong-khoi

Ưu điểm

  • Thiết bị xác định tỉ trọng SCITEQ dùng để xác định rõ ràng tỉ trọng của nguyên liệu rời (bột hoặc hạt), hệ số mật độ khối và tính giòn của nguyên liệu nhựa. Thiết bị gồm hai mô hình – mô hình A tuân theo tiêu chuẩn ISO R60 và ASTM D1895 phương pháp A, mô hình B tuân theo tiêu chuẩn ASTM D1895 phương pháp B.
  • Thiết bị rất đơn giản và dễ dàng để vận hành và bảo trì.
  • Thiết bị gồm một phễu nạp được gắn trên một giá đỡ, tấm đáy được gắn một cốc đo. Sau khi vật liệu chảy nhỏ giọt xuống cốc đo, phần dư thừa được loại bỏ bằng lưỡi dao.
  • Phễu được gắn trên giá đỡ dọc cùng với nắp và lưỡi dao phẳng. Cốc đo có dung tích 100 ± 0.5 mL với phương pháp ISO R60 và ASTM D1895 – Phương pháp A. Cốc đo có dung tích 400 mL với phương pháp ASTM D1895 – Phương pháp B.

>> Xem chi tiết: hệ thống phân tích tỷ trọng khối dành cho phòng thí nghiệm

Hy vọng qua đó sẽ giúp quý khách hàng chọn được thiết bị giúp phân tích tỷ trọng khối phù hợp dành cho phòng thí nghiệm của bạn.

Hãy liên hệ chúng tôi để được tư vấn cụ thể.   

CÔNG TY TNHH BETA TECHNOLOGY

Số nhà 17, Đường số 12, Khu dân cư Cityland Park Hills, Phường 10, Quận Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh

0286 2727 095 – 0286 2761 581

0903 042 747 – Mr. Trung

sales@betatechco.com

https://betatechco.com/https://thinghiemxangdau.vn/https://thietbihoanghiem.com/

Theo dõi các tin tức mới cập nhật thường xuyên của BETA tại các kênh sau:

0903042747