• Hotline: 0903042747
  • sales@betatechco.com

     ĐỊA CHỈ: Số nhà 17, Đường số 12, Khu dân cư Cityland, Phường 10, Quận Gò Vấp, TP. Hồ Chí Minh (Xem bản đồ)
  SỐ ĐIỆN THOẠI: 0903.042.747 (Liên hệ: 24/7) – 0286.2727.095 (Giờ làm việc: 8:00-17:30)

Tất Tần Tật Về Máy Lọc Nước Siêu Sạch Trong Phòng Thí Nghiệm

Tất Tần Tật Về Máy Lọc Nước Siêu Sạch Trong Phòng Thí Nghiệm

Nước siêu sạch đối với phòng thí nghiệm là một nguyên liệu vô cùng cần thiết , là nền tảng cho rất nhiều các ứng dụng khoa học và y tế – tầm quan trọng của nước siêu sạch là thành phần vô cùng quan trọng được sử dụng trong các khâu từ rửa các dụng cụ thủy tinh cho đến sản xuất.

Nước Sạch và Nước Bẩn khác nhau như thế nào?

may loc nuoc sieu sach

Nước sinh hoạt trong đời sống được sử dụng hằng ngày hay được gọi là nước sạch nhưng trong nghiên cứu khoa học và sản xuất công nghiệp thì nước máy là loại nước ô nhiễm nặng bởi các chất hữu cơ, vô cơ, các chất không hòa tan, và cả vi sinh vật.

Trong các thực nghiệm các phân tích liên quan đến các nguyên tố và hợp chất ở nồng độ trong khoảng phần tỷ (µg/l) và có thể thấp hơn thì các “chất gây ô nhiễm” sẽ gây ảnh hưởng xấu dẫn đến làm ảnh hưởng đến kết quả phản ứng hóa học của các “chất gây ô nhiễm” với các chất khác, bao gồm chất đang được phân tích.

Các chất gây ô nhiễm phổ biến được tìm thấy trong nước máy chúng ta thường hay sử dụng sẽ nằm trong 7 loại chính dưới đây

  • Các hạt rắn lơ lửng
  • Chất dạng keo
  • Các hợp chất vô cơ hòa tan
  • Các hợp chất hữu cơ hòa tan
  • Vi sinh vật
  • Chất gây sốt nội sinh
  • Khí hòa tan

Phân Nhóm Các Loại Nước Sạch

Hiện nay các tổ chức sẽ có các hệ tiêu chuẩn nước sạch cho hoạt động phân tích ứng dụng khác nhau như: Phòng thí nghiệm lâm sàng thì có tiêu chuẩn của Viện Tiêu Chuẩn Phòng Thí Nghiệm và Lâm Sàng (Clinical and Laboratory Standards Institute – CLSI). Đối với phân tích hóa học và các thử nghiệm vật lý, các yêu cầu đối với nước tuân theo các tiêu chuẩn do Hiệp hội Thử nghiệm và Vật liệu Hoa Kỳ (American Society for Testing andMaterials – ASTM) đưa ra.

Bên cạnh đó các phòng thí nghiệm về lĩnh vực dược sẽ theo tiêu chuẩn của Dược Điển (USP, EP, JP,etc), tiêu chuẩn của nước theo Tổ Chức Tiêu Chuẩn Quốc Tế sẽ có ISO 3696:1987.

Tiêu chuẩn ASTM cho nước cấp trong phòng thí nghiệm ASTM D1193-06 (2011)

bang-phan-nhom-nuoc-sach

Bên cạnh đó các tiêu chuẩn ASTM còn quy định thêm Type A, B và C cho các tiêu chuẩn nước loại Type I, II, III và IV khi mức vi khuẩn cần được kiểm soát.

bang-phan-chia-nhom-nuoc-2

Với từng loại mức độ về nước siêu sạch khác nhau được yêu cầu cho các mục đích ứng dụng khác nhau và nước được sử dụng phải được xác định phù hợp với mục đích nó đã sử dụng. Nhiều ứng dụng có thể yêu cầu các phương pháp lọc bổ sung như loại bỏ enzyme nuclease cho các ứng dụng sinh học phân tử.

Các ứng dụng liên quan về nước sạch thường được sử dụng:

ung-dung-nuoc-sieu-sach

Các Phương Pháp Làm Sạch Nước

Để làm ra nước siêu sạch thì có nhiều phương pháp được sử dụng để làm sạch nước từ hệ thống nước máy trong sinh hoạt cho ra nước sạch tiêu chuẩn trong phòng thí nghiệm. tổng thể thì hiện nay có  5 công nghệ phổ biết nhất để tạo ra nước siêu sạch.

  • Chưng cất (Distillation)
  • Khử ion hay còn gọi là khử khoáng hoặc trao đổi ion (Deionisation, Demineralization, Ion Exchange)
  • Thẩm thấu ngược (Reverse Osmosis)
  • Lọc (Filtration)
  • Quá trình oxy hóa quang hay phương pháp dùng tia cực tím (Photo-oxidation, UV light)
cong-nghe-loc-nuoc-sieu-sach

Trên đây là 5 loại công nghệ thường được ứng dụng để tạo ra nước siêu sạch mỗi loại sẽ có ưu và nhược điểm riêng trong việc loại bỏ các tạp chất gây ô nhiễm, việc lựa chọn tùy thuộc vào chi phí và yêu cầu sử dụng để từ đó chọn ra thiết bị phù hợp nhất.

Cách chọn hệ thống lọc nước cho phù hợp với phòng thí nghiệm

Như đã biết thì nước được chia ra làm 4 loại theo ASTM (Type I, II, III, và IV), tuy nhiên các phòng thí nghiệm thường phân nước ra làm 2 loại, nước siêu sạch (nước siêu tinh khiết) và nước dùng thông thường.

Nước dùng thông thường là nước từ hệ thống lọc nước tĩnh, khử ion hoặc RO, dùng trong các quy trình thông thường trong phòng thí nghiệm. Nước siêu sạch thường được ứng dụng cho các quy trình quan trọng và để trở thành nước siêu sạch thì phải trả qua rất nhiều các bước lọc khác nhau. Tại những phòng thí nghiệm khi tiến hành các phân tích lâm sàng hay sinh học phân tử, phân tích hóa học, sẽ có những yêu cầu với chất lượng nước tùy vào yếu tố nào là quan trọng trong việc phân tích. Nhà khoa học có trách nhiệm xác định nước có phù hợp với dự kiến hay không.

may-loc-nuoc-sieu-sach

Các tính năng cần lưu ý của máy lọc nước siêu sạch

Mỗi công nghệ lọc nước sẽ có những ưu điểm khác nhau. Các công nghệ hiện đại giúp loại bỏ hầu hết các tạp chất, một số khác thì hữu hiệu khi loại bỏ hoàn toàn những những chất ô nhiễm cụ thể. Vì lí do đó, để loại bỏ các chất gây ô nhiểm và để cho ra chất lượng nước đáp ứng cho ứng dụng cụ thể, cần phải kết hợp nhiều công nghệ. 

Mỗi hệ thống sẽ yêu cầu xử lý để loại bỏ các hạt bụi, Clo hoặc Cloramin, có thể cả Canxi và Magiê. Hệ thống sẽ qua quy trình thẩm thấu ngược để loại bỏ chất keo nhũ và các hợp chất hữu cơ có trọng lượng phân tử cao và hơn 90% lượng ion. Nước từ hệ thống tiền xử lý này sẽ được chứa trong bể chứa cục bộ trong hệ thống lớn cho phòng thí nghiệm hoặc toàn bộ tòa nhà. Nước qua giai đoạn này vẫn sẽ tồn tại một số chất hữu cơ, ion, vi khuẩn và các mảnh tế bào, carbon dioxide và oxy hòa tan.

Kế tiếp nước sẽ được xử lý bằng một số kỹ thuật tiếp theo tùy thuộc vào độ tinh khiết cần thiết. Kỹ thuật trao đổi ion hoặc điện cực để loại bỏ các ion; dùng than hoạt tính để hoặc các chất hấp thụ khác để loại bỏ các hợp chất hữu cơ; Tia UV để diệt vi khuẩn và oxy hóa các hợp chất hữu cơ còn sót lại; vi lọc loại bỏ các hạt và vi khuẩn, siêu lọc loại bỏ các nội độc tốt và các enzyme.

ung-dung-nuoc-sach

Những máy lọc nước siêu sạch được ưa chuộng tại các phòng thí nghiệm

MÁY LỌC NƯỚC SIÊU SẠCH ASTM LOẠI I & LOẠI II CÔNG SUẤT Max 60L/ giờ

  • Công suất: MAX 60L/GIỜ
  • Chất lượng nước hoàn toàn đáp ứng các tiêu chuẩn nước ASTM Loại I, ASTM Loại II, CLSI và ISO 3696 Loại I,…
  • Lọc nước siêu tinh khiết chất lượng cao trực tiếp.
  • Hệ thống lọc nước tích hợp KHÔNG CẦN BỂ CHỨA

Xem chi tiết sản phẩm tại: Máy lọc nước siêu sạch phòng thí nghiệm – Loại I & Loại II (betatechco.com)

may loc nuoc sieu sach

MÁY LỌC NƯỚC SIÊU SẠCH PHÒNG THÍ NGHIỆM – LOẠI I & LOẠI III

  • Công suất: MAX 60L/GIỜ
  • Chất lượng nước hoàn toàn đáp ứng các tiêu chuẩn nước ASTM Loại I, ASTM Loại III, CLSI và ISO 3696 Loại I,…
  • Lọc nước siêu tinh khiết chất lượng cao trực tiếp.
  • Hệ thống lọc nước tích hợp KHÔNG CẦN BỂ CHỨA

may loc nuoc sieu sach

Xem chi tiết sản phẩm tại: Máy lọc nước siêu sạch phòng thí nghiệm – Loại I & Loại III (betatechco.com)

MÁY LỌC NƯỚC SIÊU SẠCH PHÒNG THÍ NGHIỆM – LOẠI I

Máy lọc nước siêu sạch loại I cho phòng thí nghiệm model Aquapuri 532

  • Công suất: MAX 120L/GIỜ
  • Chất lượng nước hoàn toàn đáp ứng các tiêu chuẩn ASTM Loại I, CLSI và ISO 3696 Loại I,…
  • Lọc nước siêu tinh khiết chất lượng cao trực tiếp.
  • Hệ thống lọc nước tích hợp KHÔNG CẦN BỂ CHỨA

may loc nuoc sieu sach

Xem chi tiết sản phẩm tại: Máy lọc nước siêu sạch phòng thí nghiệm – Loại I – (betatechco.com)

Hy vọng với những thông tin trên sẽ giúp các bạn có được những thông tin hữu ích và chọn cho mình các thiết bị máy lọc nước siêu sạch phù hợp nhất tại các phòng thí nghiệm.

Hãy liên hệ chúng tôi để được tư vấn cụ thể.   

CÔNG TY TNHH BETA TECHNOLOGY

Số nhà 17, Đường số 12, Khu dân cư Cityland Park Hills, Phường 10, Quận Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh

0286 2727 095 – 0286 2761 581

0903 042 747 – Mr. Trung

sales@betatechco.com

https://betatechco.com/https://thinghiemxangdau.vn/https://thietbihoanghiem.com/

Theo dõi các tin tức mới cập nhật thường xuyên của BETA tại các kênh sau:

0903042747